Hotline: 0988087289 Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội T2 - CN | 08:00 - 20:00

Tổng quan về quan trắc khí thải công nghiệp

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, lượng khí thải ngày càng lớn của các nhà máy đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng, sự mở rộng lỗ hổng tầng ozone… đã trở thành vấn đề lớn của toàn cầu. Nhiều thành phố có mức ô nhiễm đáng báo động với “bầu trời sương mù” gây lo sợ với người dân.

Do đó việc kiểm soát nguồn xả khí thải là điều vô cùng cấp thiết hiện nay. Hãy cùng Quantractudong.com tìm hiểu về quan trắc khí thải Công nghiệp nhé.

Quan trắc nước mặt

Trạm quan trắc nước thải tự động

1. Quan trắc khí thải công nghiệp là gì?

Quan trắc khí thải công nghiệp hay Quan trắc khí thải ống khói là quá trình đo, phân tích các thông số về tính chất hóa học, vật lý, sinh học của khí thải, được các cơ quan tổ chức phát thải và kiểm soát bởi quản lý môi trường nhà nước.

Hệ thống giúp đo đạc, đánh giá, theo dõi và tổng hợp hiện trạng nhiều nguồn khí thải.

Một số ngành công nghiệp phát thải gây ô nhiễm không khí nhiều nhất như: Hóa chất và phân bón; Dệt và giấy; Vật liệu xây dựng; Xi măng; Luyện kim;Các cơ sở xử lý chất thải môi trường, Các lò hơi, Thực phẩm; các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, …

Có hai phương pháp quan trắc khí thải hiện nay:

  • Trực tiếp: thiết bị quan trắc khí thải được gắn trực tiếp trên thân ống khói để đo các thông số của khí thải và không sử dụng ống dẫn mẫu;
  • Gián tiếp: thiết bị quan trắc khí thải sẽ được đặt bên trong nhà trạm gần vị trí ống khói, lấy mẫu kiểm tra thông qua việc trích.

2. Tại sao phải quan trắc khí thải công nghiệp

quan trắc khí thải công nghiệp là gì

Quan trắc khí thải công nghiệp để làm gì

Quan trắc khí thải công nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết, không chỉ trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn giúp các doanh nghiệp tránh những phát sinh không đáng có trong vấn đề xả thải cũng như chất lượng, quản lý.

Công tác quan trắc khí giúp:

  • Đánh giá các đơn vị sản xuất có tuân thủ theo đúng các quy định của nhà nước về khí thải hay không;
  • Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý khí thải và quá trình sản xuất của mỗi đơn vị, giúp cho doanh nghiệp xây dựng được các báo cáo về hiện trạng môi trường;
  • Cung cấp số liệu cho công tác quản lý môi trường địa phương, hỗ trợ các cơ quan nhà nước thực hiện công tác kiểm soát ô nhiễm khí thải.

3. Đối tượng cần quan trắc khí thải công nghiệp và tần suất quan trắc

Theo Khoản 2 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về đối tượng phải quan trắc khí thải, bụi thải công nghiệp định kỳ gồm dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả thải lớn ra môi trường.

Tâm Phát An sẽ trình bày chi tiết về đối tượng cần quan trắc khí thải định kỳ và liên tục sau đây.

3.1. Đối tượng và tần suất thực hiện quan trắc định kỳ

Đối tượng, tần suất quan trắc khí thải định kỳ được quy định theo từng loại như sau:

3.1.1. Các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1.2. Các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1.3. Các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ là đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ

3.1.4. Các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

>> Xem chi tiết hơn tại: Đối tượng được miễn quan trắc môi trường

3.2. Đối tượng thực hiện quan trắc tự động, liên tục

Đối tượng quan trắc

Hệ thống quan trắc khí thải công nghiệp tại nhà máy sản xuất nhôm

Tại khoản 5 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục như sau:

– Đối tượng áp dụng: Các dự án, cơ sở xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất thiết bị xử lý khí thải, bụi thải của công trình, quy định tại Cột 5 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

  • Thời hạn hoàn thành: ngày 31 tháng 12 năm 2024;
  • Yêu cầu: lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục (bắt buộc có camera theo dõi) và kết nối, truyền số liệu trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường.

– Đối tượng: Các dự án, cơ sở xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất thiết bị xử lý khí thải, bụi thải của công trình, quy định tại Cột 6 Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

  • Thời hạn hoàn thành: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025;
  • Yêu cầu: phải lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

Tham khảo: Quy định về quan trắc tự động

3.3. Đối tượng được miễn quan trắc khí thải công nghiệp

Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về việc miễn quan trắc khí thải, bụi thải công nghiệp cho các đối tượng xả thải như sau:

a. Đối tượng được quy định tại Cột 5 Phụ lục XXIX

Dự án, cơ sở xả khí thải, bụi thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý khí thải, bụi thải quy định tại Cột 5 Phụ lục XXIX:

– Đã lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải, bụi thải công nghiệp tự động, liên tục theo quy định:

  • Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024: được miễn thực hiện quan trắc khí thải, bụi thải công nghiệp;
  • Sau ngày 31 tháng 12 năm 2024: chỉ được miễn thực hiện quan trắc khí thải, bụi thải công nghiệp định kỳ đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.

b. Đối tượng quy định tại Cột 6 Phụ lục XXIX

Dự án, cơ sở xả khí thải, bụi thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý khí thải, bụi thải quy định tại Cột 6 Phụ lục XXIX:

– Đã lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải, bụi thải công nghiệp tự động, liên tục theo quy định;

– Được miễn thực hiện quan trắc khí thải, bụi thải công nghiệp định kỳ.

c. Các đối tượng khác được miễn quan trắc khí thải công nghiệp

– Dự án, cơ sở tự nguyện lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải, bụi thải công nghiệp tự động, liên tục sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan đối với trường hợp không phải lắp đặt theo quy định;

– Dự án, cơ sở đã thực hiện quan trắc khí thải, bụi thải công nghiệp tự động, liên tục các thông số quan trắc bắt buộc đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong 03 năm liên tiếp và kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất (có mẫu khí thải, bụi thải công nghiệp đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường) không có hoạt động vi phạm hành vi xả khí thải, bụi thải công nghiệp vượt quy chuẩn kỹ thuật quy định thì được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ.

4. Thiết bị quan trắc môi trường tự động, liên tục

Trạm Quan trắc Yên Bía

Hệ thống quan trắc khí thải cncủa Tâm Phát An

Thiết bị quan trắc của hệ thống quan trắc khí thải công nghiệp tự động bao gồm:

  • Thiết bị đo nhiệt độ, lưu lượng và áp suất;
  • Thiết bị đo nồng độ bụi;
  • Thiết bị quan trắc: NO, NO2, NOx, CO, SO2, Oxi dư, H2S, NH3,…;
  • Thiết bị lấy mẫu khí;
  • Hệ thống camera giám sát liên tục;
  • Hệ thống bình khí chuẩn;
  • Hệ thống hút mẫu khí thải nhờ đầu hút mẫu và dẫn bằng ống dẫn mẫu có gia nhiệt;
  • Hệ thống nhận, truyền tải dữ liệu về Sở TNMT; thiết bị quản lý dữ liệu (Data logger);
  • Hệ thống camera giám sát;
  • Cơ sở hạ tầng, nhà trạm bảo vệ và thiết bị phụ trợ;

5. Quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải công nghiệp

Quan trắc tự động Tâm Phát An xin trình bày Quy trình kỹ thuật chuẩn với 6 bước như sau:

Bước 1: Xác định số lượng điểm và vị trí quan trắc khí thải tại ống khói

– Khảo sát thực địa tại ống khói đang hoạt động thải khí thải và xác định vị trí cần quan trắc;

– Chuẩn bị các công tác lấy mẫu: phải đảm bảo kích thước lỗ, vị trí phù hợp cho hoạt động lấy mẫu, đảm bảo lấy được mẫu để đo chính xác các thông số khí thải;

– Kiểm tra an toàn lao động, sàn công tác, các phương pháp nâng hạ thiết bị, nguồn điện trước khi tiến hành quan trắc.

Bước 2: Xác định thông số cho đối tượng

Căn cứ vào mục tiêu thực hiện và loại hình sản xuất như nguồn thải mà các thông số đưa ra từ hệ thống quan trắc khí thải khác nhau:

– Thông số môi trường cố định được đo, phân tích khí thải tại hiện trường: nhiệt độ, lưu lượng, độ ẩm, vận tốc khí và áp suất dòng khí bên trong ống khói, khối lượng mol phân tử khí khô;

– Thông số nồng độ những chất ô nhiễm trong khí thải, được lấy mẫu tại nơi phát thải để phân tích trong phòng thí nghiệm gồm: bụi tổng PM, bụi PM10, O2 dư, CO, H2S, CO2, SO2, NOx (NO và NO2), H2SO4, CS2, Pb, F-, độ khói, hợp chất hữu cơ, tổng các chất hữu cơ không bao gồm metan (TGNMO), Ba, HF, HCl, HBr, Hg, Pb, Cl2, Sb, As, Be, hợp chất hidrocacbon đa vòng thơm (PAHs);

– Các thông số: CO, O2, SO2, NOx, H2SO4, độ khói, ngoài phương pháp lấy mẫu tại hiện trường đem phân tích trong phòng thí nghiệm thì có thể sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp khác đảm bảo giá trị chính xác.  

– Thông số môi trường đặc thù theo từng ngành riêng biệt: được xác định dựa vào các thông số ô nhiễm quy định trong các văn bản và quy định hiện hành tương ứng.

Bước 3: Xác định thời gian quan trắc không khí, tần suất và số lượng mẫu quan trắc chất lượng không khí

Thời điểm quan trắc: Thời điểm tốt nhất để lấy mẫu khi hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất đạt tối thiểu 80% công suất thiết kế. Trường hợp các cơ sở sản xuất đã hoạt động lâu dài thì tiến hành lấy mẫu khi hiệu suất sản xuất của cơ sở sản xuất đạt công suất tối đa và vận hành ổn định trong suốt quá trình lấy mẫu.

– Thời gian lấy mẫu bụi thải thông thường là 60 phút/1 mẫu. Riêng với các mẫu khí thải, thời gian lấy mỗi mẫu khác nhau tùy thuộc vào từng loại khí.

– Số lượng mẫu cần lấy tối thiểu là 3 mẫu trong 01 lần quan trắc.

– Tần suất quan trắc: theo quy định đã được Tâm Phát An trình bày tại mục “3. Đối tượng cần quan trắc khí thải công nghiệp và tần suất quan trắc”;

Bước 4. Lập kế hoạch chi tiết

Kế hoạch quan trắc khí thải bảo đảm bao gồm những nội dung sau:

– Danh sách nhân lực, các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia;

– Phương pháp, thông số quan trắc tại hiện trường, loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu, phương pháp bảo quản, vận chuyển và thời gian lưu mẫu;

– Phương pháp, thông số, phân tích trong phòng thí nghiệm;

– Danh mục thiết bị, hóa chất, dụng cụ, quan trắc;

– Phương tiện, thiết bị bảo hộ, thiết bị an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi trường;

– Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;

– Kế hoạch thực hiện kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng trong quan trắc môi trường.

Bước 5. Thực hiện quá trình quan trắc khí thải

Sau khi có kế hoạch chi tiết, tiến hành theo kế hoạch đã xây dựng. Đảm bảo việc tiến hành chính xác, cho kết quả trung thực.

Bước 6. Báo cáo, kết luận

Lập báo cáo, đánh giá số liệu, để gửi về cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Kết luận: 

Việc tuân thủ các quy định về quan trắc khí thải sẽ giúp cho các khu công nghiệp có môi trường kinh doanh, sản xuất lành mạnh hơn, đảm bảo cho con người làm việc được hiệu quả và an toàn.

Để biết thêm chi tiết và hướng dẫn cụ thể về quy trình kỹ thuật của quan trắc khí thải công nghiệp hãy liên hệ ngay với Tâm Phát An để được tư vấn nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chúng tôi cam kết sẽ tư vấn nhiệt tình và cung cấp cho quý khách hàng công tác quan trắc tốt nhất.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Website: https://quantractudong.com/

SĐT & Zalo: 0988087289

Địa chỉ: Số 122 đường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chưa có bình luận

Đăng bình luận


Hỗ trợ 24/7

Gọi hoặc nhắn tin Zalo, Messenger cho chúng tôi.