Hotline: 0988087289 Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội T2 - CN | 08:00 - 20:00

Đối tượng miễn quan trắc môi trường- đối tượng phải quan trắc môi trường

Cùng với sự biến chuyển ngày càng bất thường liên quan tới vấn đề ô nhiễm môi trường, các điều luật Bảo vệ môi trường cũng có sự cập nhật liên tục cho phù hợp với tình hình thực tế.

Đặc biệt sau giai đoạn COVID – 19, các cơ quan chức năng đã có những thay đổi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quan trắc môi trường, đặc biệt nước thải và khí thải. Hãy cùng Tâm An Phát tìm hiểu những quy định mới này đồng thời nắm bắt được đối tượng nào được miễn quan trắc môi trường nhé.

1. Tổ chức quản lý quan trắc môi trường

Trách nhiệm quan trắc môi trường của các cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường 2020 , tóm gọn như sau:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường:
  • Bộ Khoa học và Công nghệ:
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
  • Bộ Y tế:
  • Bộ Quốc phòng: 
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 

2. Đối tượng phải quan trắc môi trường?

Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định những đối tượng bắt buộc phải thực hiện quan trắc môi trường như sau:

2.1.Thành phần môi trường bắt buộc quan trắc

Thành phần môi trường bắt buộc quan trắc gồm có:

  • Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;
  • Môi trường không khí xung quanh;
  • Môi trường đất, trầm tích;
  • Đa dạng sinh học;
  • Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.

2.2. Các loại nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm bắt buộc quan trắc

Các loại nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm bắt buộc quan trắc gồm có:

  • Nước thải, khí thải;
  • Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
  • Phóng xạ;
  • Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
  • Các chất ô nhiễm khác

Thành phần môi trường

Thành phần môi trường phải được quan trắc

3. Tần suất quan trắc nước thải định kỳ

Tần suất quan trắc nước thải định kỳ đối với các đối tượng quan trắc theo hoạt động liên tục và hoạt động theo thời vụ được quy định như sau:

– Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục: Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 3 tháng/lần đối với trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và 6 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.

– Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • Tần suất quan trắc định kỳ là 1 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 3 tháng trở xuống;
  • 2 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 3 tháng đến 6 tháng;
  • 3 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 6 tháng đến dưới 9 tháng;
  • 4 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 9 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 3 tháng.

Riêng đối với các thông số tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có), tần suất là 1 năm/lần cho tất cả các trường hợp nêu trên.

Tham khảo: Quy định về quan trắc tự động

Trạm quan trắc nước thải tự động

4. Đối tượng Quan trắc khí thải

4.1. Quan trắc khí thải định kỳ

    Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đã bổ sung phân loại đối tượng xả thải.

a. Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

Tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ là:

  • 6 tháng/lần đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có);1 năm/lần đối với thông số Dioxin/Furan (nếu có) ;
  • 3 tháng/lần đối với các thông số còn lại.

b. Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường:

Tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ là:

  • 1 năm/lần đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có), Dioxin/Furan (nếu có);
  • 6 tháng/lần đối với các thông số còn lại.

quan trắc nước thải công nghiệp

Quan trắc nước thải công nghiệp

c. Với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường:

Tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có) là

  • 1 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 6 tháng trở xuống;
  • 2 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ trên 6 tháng;
  • Tần suất quan trắc Dioxin/Furan (nếu có) là 1 lần/năm.

* Đối với các thông số còn lại tần suất quan trắc là:

  • 1 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 3 tháng trở xuống;
  • 2 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 3 tháng đến 6 tháng;
  • 3 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 6 tháng đến dưới 9 tháng;
  • 4 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 9 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 3 tháng.

d. Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

Tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có) là

  • 1 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 6 tháng trở xuống;
  • 2 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ trên 6 tháng;
  • Tần suất quan trắc Dioxin/Furan (nếu có) là 1 lần/năm.

Đối với các thông số còn lại, tần suất quan trắc định kỳ là:

  • 1 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 6 tháng trở xuống;
  • 2 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 6 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 6 tháng.

4.2. Quan trắc khí thải tự động, liên tục

Từ ngày 1/1/2025, dự án đầu tư xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải quy định tại Cột 5 Phụ lục 29 phần Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định phải lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục (có camera theo dõi) và kết nối, truyền số liệu trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh, trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

Quan trắc khí thải công nghiệp

Quan trắc khí thải công nghiệp

5. Đối tượng được miễn quan trắc môi trường

Về đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục, các đơn vị có chức năng đã tiếp thu ý kiến góp ý, hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID – 19 và chỉnh lý theo hướng lùi thời gian phải hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với tất cả các trường hợp đến hết ngày 31/12/2024. Đối với các trường hợp đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định thì được miễn thực hiện quan trắc định kỳ trong thời gian này.

5.1. Đối tượng được miễn quan trắc nước thải

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định từ ngày 1/1/2025, các đối tượng được miễn quan trắc như sau:

– Dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường quy định tại số thứ tự 3 Cột 5 Phụ lục 28 ban hành kèm theo Nghị định đã lắp đặt và tiếp tục duy trì hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ quy định tại khoản 3 Điều 97.

– Dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục các thông số quan trắc chính đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong 3 năm liên tiếp và đạt kết quả của thanh tra nhà nước thuộc cơ quan có thẩm quyền gần nhất (có mẫu nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường), kiểm tra không vi phạm hành vi xả thải vượt quy chuẩn thì được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ.

– Dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải trung bình ra môi trường quy định tại số thứ tự 2 Cột 5 Phụ lục 28 ban hành kèm theo Nghị định này, đã lắp đặt và tiếp tục duy trì hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc dự án, cơ sở khác không thuộc trường hợp phải lắp đặt theo quy định nhưng đã lắp đặt hoặc tự nguyện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.

Tham khảo: Thiết bị quan trắc môi trường

5.2. Đối tượng được miễn quan trắc khí thải

Dự án, cơ sở xả bụi, khí thải công nghiệp ra môi trường có mức lưu lượng hoặc công suất của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải quy định tại Cột 5 Phụ lục 29 với lưu lượng xả bụi, khí thải lớn (từ 50.000m3/giờ đến dưới 100.000m3/giờ) nếu đã lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục theo quy định, được miễn thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ quy định tại khoản 4 Điều 98 đến hết ngày 31/12/2024.

Sau thời gian này, chỉ được miễn thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ quy định tại khoản 4 Điều 98 đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục…

Ngoài ra, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đã bổ sung quy định chuyển tiếp để bảo đảm công bằng cho các trường hợp đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định hiện hành (được miễn thực hiện quan trắc định kỳ nếu tiếp tục duy trì hệ thống này).

5.3. Văn bản thông báo miễn quan trắc định kỳ của dự án, cơ sở

Văn bản thông báo miễn quan trắc định kỳ của dự án, cơ sở; thông báo kết quả quan trắc của dự án, cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Tại Điều 54 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về văn bản thông báo miễn quan trắc định kỳ của dự án, cơ sở; thông báo kết quả quan trắc của dự án, cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cụ thể như sau:

(1) Văn bản thông báo miễn quan trắc định kỳ của dự án, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

(2) Văn bản thông báo kết quả quan trắc của dự án, cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

 

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với Quantractudong.com để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất nhé. Chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý khách.

Chưa có bình luận

Đăng bình luận


Hỗ trợ 24/7

Gọi hoặc nhắn tin Zalo, Messenger cho chúng tôi.